Giữa năm 2018,ữsinhphụhồvàđiểmChạmvàoướcmơthànhkỹsưxâydựvnedu.vn tra điểm lớp 6 Phạm Thị Huyền Trang (ở TX.Điện Bàn, Quảng Nam) phải chạy vạy, vay mượn khắp nơi để trả viện phí cho những ca phẫu thuật của cha mẹ và em gái. Lúc này, cô nữ sinh 17 tuổi đang học lớp 11 Trường THPT Phạm Phú Thứ (TX.Điện Bàn) đang gồng gánh khoản nợ khổng lồ.
Hằng ngày, Trang dốc sức làm phụ hồ ở các công trình xây dựng, vật lộn với những đống rác cao quá đầu... để kiếm tiền. Thế nhưng, dù đã dốc hết sức lao động, số tiền mà Trang kiếm được không đủ chạy chữa thuốc thang cho mẹ. Những cơn đau quằn quại của mẹ lúc nửa đêm khiến cả nhà Trang bất lực, chỉ biết ôm nhau khóc. Cô lớp phó học tập Phạm Thị Huyền Trang học rất giỏi này định nghỉ học giữa chừng để có nhiều thời gian hơn nữa lo cho cha mẹ và em gái bệnh tật. Cô gái định sẽ "dạt" vào miền Nam tìm việc, biết đâu sẽ kiếm được nhiều tiền hơn để gửi về quê…
Câu chuyện về nghị lực và lòng hiếu thảo của Trang đăng tải trên Báo Thanh NiênOnline khiến nhiều người rơi nước mắt. Rất nhiều độc giả, nhà hảo tâm liên hệ với Báo Thanh Niênmong muốn được hỗ trợ, chia sẻ khó khăn để Trang không phải làm các công việc nặng nhọc, không muốn Trang phải bỏ học nửa chừng.
Ngay sau đó, Trang bí mật được chọn là nhân vật chính của Chương trình "Chạm vào ước mơ số 14" do Thanh Niên Online thực hiện và Hành trình "chạm vào ước mơ" của cô gái 17 tuổi bắt đầu…
Giữa năm 2018, cô nữ sinh Phạm Thị Huyền Trang (lớp 11, Trường THPT Phạm Phú Thứ, TX.Điện Bàn, Quảng Nam) "lăn lộn" ở công trình xây dựng để phụ hồ và sau giờ làm lại lam lũ ở bãi rác hành nghề thu gom rác ở khu dân cư để kiếm tiền mua thuốc cho cha mẹ
Huy Đạt
Còn nhớ sân Trường THPT Phạm Phú Thứ (TX.Điện Bàn) trong lễ chào cờ năm học 2017-2018 bỗng trở thành nơi chắp cánh ước mơ cho Huyền Trang. Chương trình "Chạm vào ước mơ số 14" của Báo Thanh Niênđã kết nối các nhà hảo tâm chung tay giúp đỡ. Gia đình Trang có tiền chữa trị bệnh cho cha mẹ em. Trang được trao hàng trăm triệu đồng để trang trải việc học. Thêm nhiều phần quà, thiết bị học tập giá trị khác nữa. Không phụ lòng độc giả, nhà hảo tâm, sau đó Trang thi đỗ vào ngành Quản lý xây dựng, Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng.
Tháng 11.2023, PV Thanh Niên từ TP.Đà Nẵng vào Quảng Nam để gặp lại Trang. Cung đường vẫn thế, tuy nhiên gần 6 năm trôi qua, cô gái đã không còn dáng vẻ lầm lũi, đầy mồ hôi lẫn nước mắt… mà thay vào đó là tiếng cười nói của cô sinh viên năm cuối Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng.
Hiện cô kỹ sư Phạm Thị Huyền Trang đang phụ trách kỹ thuật tại công trình nhà ở 3 tầng ở tỉnh Quảng Nam
Huy Đạt
Cuộc hẹn với Trang vẫn ở "không gian cũ" là công trình xây dựng, thế nhưng Huyền Trang bây giờ đã khác. Giữa tiếng máy trộn bê tông xình xịch quay, cô gái với làn da ngăm đen vội xếp bản vẽ thiết kế nhà vào cặp để tiếp chuyện.
Trang kể: "Sau khi được độc giả Báo Thanh Niêngiúp đỡ, gia cảnh nhà em dần vượt qua khó khăn… Đến nay, em và anh trai đã thành lập Công ty Kiến trúc và Xây dựng Thành Sự. Học năm cuối rồi nên ngày nào em cũng ôm bản vẽ theo dõi, giám sát kỹ thuật công trình". Ngồi ở tầng 2 ngôi nhà mà công ty gia đình Trang nhận thi công "chìa khóa trao tay", hướng ánh mắt nhìn về chiếc máy tời đang kéo chiếc xe rùa, ký ức như đang ùa về với Trang cùng tháng ngày gian khó.
"Suốt 6 năm qua, kể từ khi anh em ta gặp nhau cũng ở công trình, đời em gắn với viên gạch, máy trộn bê tông rồi. Em có duyên với Báo Thanh Niên, và các anh chị phóng viên như có "nợ" với em vậy… Bây giờ ngồi ở công trình hay ở giảng đường đại học, em chưa từng quên ơn Báo Thanh Niênvà luôn nghĩ về các nhà hảo tâm đã chắp cánh ước mơ cho em", giọng Trang rưng rưng.
Công ty xây dựng của gia đình Trang thành lập cách đây hơn 2 năm với hàng chục công nhân. Tuy công ty còn nhiều khó khăn, nhưng Trang luôn nghĩ đến điều tích cực để vượt qua. "May mắn em được mọi người biết đến qua bài viết và chương trình của Thanh Niên Online, nên khi thành lập công ty đã có rất nhiều cô chú tin tưởng giao "mái ấm" cho công ty thi công. Chị chủ của ngôi nhà mà công ty em mới thi công có nói: "Chị xem hình ảnh em trên Báo Thanh Niênlúc em 17 tuổi, điều đó khiến chị hoàn toàn tin tưởng vào công ty gia đình em", Trang nhớ lại.
Gia đình Trang cũng ít nhiều thay đổi. Từ ngày được chữa trị miễn phí ở Bệnh viện Đà Nẵng, sức khỏe ba mẹ Trang đã cải thiện hơn. Tuy nhiên, cơn đau của mẹ vẫn chực chờ vào lúc nửa đêm. "Bé em út mắc bệnh tim, ngày nào còn học lớp 6 được Báo Thanh Niêntặng xe đạp, chi phí học tập giờ cũng đã học lớp 11. May mắn em út học rất giỏi và có ước mơ trở thành một luật sư… Em luôn động viên và ủng hộ bé út như cách mà các cô chú, các nhà hảo tâm đã tin tưởng em", Trang kể.
Cô nữ sinh 17 tuổi ngày nào, từng suýt bỏ học định vào Nam lao vào đời mưu sinh, giờ đã dần thực hiện được ước mơ. "Em mang ơn nhà hảo tâm, độc giả Báo Thanh Niên. Vì vậy, mỗi ngày thức dậy em đều tự dặn bản thân phải cố gắng thật nhiều để làm việc, phát triển công ty và kiếm tiền. Sau đó, em sẽ thực hiện tiếp ước mơ của mình là "trao niềm tin" cho những người có hoàn cảnh như em ngày trước. Mang ơn và trả ơn đó là ước mơ lớn nhất của em".
Bình luận (0)
Gửi bình luận Quan tâm nhất Mới nhất Xem thêm bình luận